Các thông tin trên routing

Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông Môn: Mạng máy tính nâng cao Bài thực hành số 4: Routing và NAT 1. Routing a. Khái niệm Routing: việc lựa chọn “đường đi” để chuyển gói tin từ một máy tính/thiết bị nguồn đến máy tính/thiết bị đích. VD:

Quá trình lựa chọn đường đi để một gói tin từ máy Source đến máy Destination và chuyển gói tin đi theo con đường đó được gọi là quá trình routing. Việc lựa chọn đường đi và chuyển gói tin đi được thực hiện ở: máy tính Source, các thiết bị Router (Ri) nằm trên đường đi được lựa chọn. Để thực hiện routing, các máy tính và thiết bị tham gia vào quá trình routing có tồn tại một cơ sở dữ liệu gọi là routing table.Hình dưới là một ví dụ về routing table. Các thông tin trên routing
Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông Môn: Mạng máy tính nâng cao Bài thực hành số 4: Routing và NAT 1. Routing a. Khái niệm Routing: việc lựa chọn “đường đi” để chuyển gói tin từ một máy tính/thiết bị nguồn đến máy tính/thiết bị đích. VD:

Quá trình lựa chọn đường đi để một gói tin từ máy Source đến máy Destination và chuyển gói tin đi theo con đường đó được gọi là quá trình routing. Việc lựa chọn đường đi và chuyển gói tin đi được thực hiện ở: máy tính Source, các thiết bị Router (Ri) nằm trên đường đi được lựa chọn. Để thực hiện routing, các máy tính và thiết bị tham gia vào quá trình routing có tồn tại một cơ sở dữ liệu gọi là routing table.Hình dưới là một ví dụ về routing table. Các thông tin trên routing table xác định để đi đến mạng nào (Network Destination) thì đi qua máy tính/thiết bị nào (gateway) bằng card mạng nào (Interface). Trong routing table có một số dòng đặc biệt: Network Destination = 0.0.0.0 đây chính là giá trị default gateway. Ý nghĩa của dòng default gateway là “Nếu mạng đích không tồn tại trong routing table thì gởi gói tin đến default gateway”.

Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông Để xem routing table trên một máy tính sử dụng lệnh ‘route print’

b. Dịch vụ Routing And Remote Access (RRAS) Hệ điều hành Microsoft Windows 2003 Server cung cấp sẵn dịch vụ RRAS. RRAS có nhiều chức năng trong đó có chức năng cho phép một máy tính hoạt động như một router. c. Cấu hình RRAS thành một router. Giả sử ta có mô hình mạng dùng để minh họa như sau:

Yêu cầu đặt ra là cấu hình cho dịch vụ RRAS có thể thực hiện routing giữa 2 mạng 192.168.3.0 và 172.16.3.0 Mặc định, RRAS đã được tích hợp vào hệ điều hành Windows 2003 Server. Chương trình cấu hình RRAS: Start/All Programs/ Administrative Tools/Routing and Remote Access

Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông

B0.Kiểm tra: từ máy 172.16.3.2 ping máy 192.168.3.2 không được.

B1.Khởi động RRAS: Chọn ‘Configure and Enable Routing And Remote Access’.

Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông

B2. Chọn mục ‘Custom’. Chọn mục ‘LAN routing’

B3.Hoàn thành việc khởi động RRAS, chọn ‘Finish’.

B4.Kiểm tra: từ máy 172.16.3.2 đã ping được đến máy 192.168.3.2

Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông

d. Static Route Mặc định, một router có thể gởi gói tin trực tiếp đến các máy tính/thiết bị kết nối trực tiếp vào các card mạng của nó. VD: Xét một mạng có cấu trúc như sau

Trong đó,  Router C-B: Có default gateway là Router B-A o Có thể gởi gói tin trực tiếp đến các máy tính trong Subnet C và Subnet B. o Nếu gói tin gởi tới máy tính đích không nằm trong Subet C và Subnet B, Router C-B sẽ chuyển đến Router B-A  Router B-A: Có default gateway là Router A o Có thể gởi gói tin trực tiếp đến các máy tính trong Subnet B và Subnet A.